Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là con số mà ngân hàng nhà nước đặt ra và các ngân hàng thương mại đều phải tuân thủ. Nếu bạn đang quan tâm đến cách tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể bài viết sau đây.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì? Công thức tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Khái niệm tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là con số mà ngân hàng trung ương quy định về tỷ lệ giữa tiền mặt hiện hành và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại phải tuân thủ theo để đảm bảo tính thanh khoản.
Theo đó, các ngân hàng thương mại chỉ được phép giữ tiền mặt lớn hơn hoặc bằng mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nếu lượng tiền mặt trong ngân hàng ít hơn tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà ngân hàng trung ương đưa ra sẽ vi phạm quy định.
Thông thường, các ngân hàng thương mại nếu đang bị thiếu hụt về nguồn tiền mặt sẽ phải vay thêm ở các ngân hàng thương mại khác hoặc là ngân hàng trung ương.
Công thức tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Dựa theo khái niệm ở mục trên, ta có thể hiểu rằng tỷ lệ dự trữ bắt buộc được tính dựa trên tỷ lệ phần trăm trên tổng số dư tiền gửi huy động bình quân của từng loại tiền thuộc các ngân hàng thương mại ở dạng tiền mặt.
Công thức tính
- Số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc= (tổng các số dư tiền gửi huy động phải tính dự trữ bắt buộc cuối mỗi ngày trong kỳ)/ (Tổng số ngày trong kỳ)
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc= (Số dư bình quân các loại tiền gửi huy động phải dự trữ bắt buộc trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc)/ (Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng).
Vai trò của dự trữ bắt buộc đối với nền kinh tế của quốc gia
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong chính sách tiền tệ của mọi quốc gia. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, ngân hàng trung ương và Thống đốc ngân hàng sẽ đưa ra các mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc phù hợp.
Trước hết, dự trữ bắt buộc kiểm soát sự lạm phát của một nền kinh tế. Thông thường, các quốc gia đang phát triển và kém phát triển sẽ ứng dụng công cụ dự trữ bắt buộc cho kiểm soát quá trình lạm phát. Khi lạm phát xảy ra đồng tiền sẽ mất giá, do đó cơ chế để giảm lạm phát chính là hạn chế nguồn tiền lưu thông trong nền kinh tế của quốc gia.
Phân tích trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam (Quốc gia có nền kinh tế đang phát triển)
Khi phát hiện lạm phát của nền kinh tế đang ở mức cao thì ngân hàng trung ương sẽ áp dụng chính sách dự trữ bắt buộc để giảm mức lạm phát xuống. Cơ chế hoạt động chính của công cụ này chính là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm cho khả năng cho vay và thanh toán của các ngân hàng thương mại bị hẹp lại.
Khi đó,nguồn cung về tiền trên thị trường giảm dẫn tới lãi suất vay gia tăng. Khi lãi suất tăng thì lượng tiền vay để đầu tư giảm. Trong trường hợp đó, lượng tiền lưu thông trên thị trường giảm và giá giảm. Điều này đồng nghĩa với mức lạm phát đang giảm.
Ngược lại, khi ngân hàng trung ương muốn gia tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Hoạt động này tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại gia tăng khả năng tạo tiền mặt, nguồn cung về tín dụng gia tăng. Khi đó, thúc đẩy các hoạt động vay tiền để đầu tư, kinh doanh. Lượng tiền mặt đẩy ra lưu thông tin thị trường được gia tăng và giá tăng.
Có thể thấy rằng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà ngân hàng trung ương đưa ra có tác động trực tiếp đến sự thay đổi của nguồn cung tiền và toàn bộ nền kinh tế. Cùng với đó, khi điều chỉnh một con số rất nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc cũng gây ra biến động lớn trong toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng trung ương và Thống đốc ngân hàng cần phải lưu ý kỹ trước khi quyết định điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở từng thời kỳ.
Công cụ dự trữ bắt buộc được ngân hàng trung ương sử dụng linh động để giữ mức lạm phát của quốc gia luôn trong trạng thái ổn định. Tuy nhiên, nếu thường xuyên có sự thay đổi về mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì vô hình chung sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng.
Kết luận
Bài viết đã gửi đến các bạn cách tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc và thông tin quan trọng về vai trò của công này đối với các nền kinh tế. Qua đây chúng ta có thể nhận thấy rằng, khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới nền kinh tế của một quốc gia và nhiều hơn là kinh tế thế giới. Do đó, ngân hàng trung ương cần phải tính toán kỹ lưỡng trước khi có sự điều chỉnh về tỷ lệ dự trữ bắt buộc.