Cách cúng khởi công công trình? Chuẩn bị đồ cúng, lễ khấn chi tiết nhất

Theo quan niệm của dân gian Việt Nam, lễ cúng khởi công công trình hay lễ động thổ trước khi xây dựng là quy trình vô cùng quan trọng, bắt buộc phải có trước khi xây dựng. Tuy nhiên, nhiều đơn vị thi công hoặc gia chủ vấn chưa biết cách cúng khởi công công trình đúng trình tự cũng như văn khấn và chuẩn bị lễ cúng.

Tầm quan trọng của cúng khởi công công trình

Lễ khởi công công trình hay còn có cách gọi khác là lễ động thổ được biết đến là buổi lễ mở màn cho việc thi công một công trình. Theo quan niệm của công bà ta ngày xưa, xây dựng nhà cửa hay bất cứ công trình nào đều là việc ý nghĩa và thiêng liêng. Con người từ xưa cũng gắn liền, lớn lên trên mảnh đất. Do đó, đất lại có một vị trí vô cùng thiêng liêng trong tâm hồn của mỗi người. Dù là phương Đông hay phương Tây thì lễ khởi công vẫn được thực hiện nghiêm túc theo đúng quan niệm của mỗi quốc gia, khu vực.

cung khoi cong cong trinh

Tại Việt Nam, buổi lễ khởi công xây dựng thành công báo hiệu điều tốt lành sẽ đến với công trình trong tương lai. Công việc xây dựng, sau khi hoàn tất diễn ra nhanh chóng và luôn gặp thuận lợi, hoàn thành đúng tiến độ.

Ngoài ra, buổi lễ khởi công xây dựng các công trình, đặc biệt là công trình lớn còn có ý nghĩa báo với quan khách và người dân rằng công trình chuẩn bị đi vào xây dựng. Đồng thời, đây cũng là nơi giao lưu, gặp gỡ của các nhà đầu tư, đối tác để thỏa thuận, đầu tư hoặc ký kết làm ăn sau này.

Một số lễ vật cần chuẩn bị khi cúng khởi công công trình

Sau khi đã chọn được ngày tốt để động thổ, chủ đầu tư vần điều hành người chuẩn bị mâm cúng động thổ với đầy đủ các lễ vật trước ngày làm lễ cúng. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị một số lễ vật sau cho mâm cúng động thổ công trình.

–         Mâm trái cây ngũ quả, nên sử dụng các loại quả hình tròn

–         Hoa cúc kim cương

–         Nến

–         Nhang

–         Một hũ gạo, một hũ muối nhỏ

–         Một gói chè

–         Rượu

–         Nước

–         Một số loại bánh kẹo

–         5 trái cau, 5 lá trầu hoặc một đĩa trầu đã têm

–         Chè đậu trắng

–         Xôi hoặc bánh chưng

–         Một miếng thịt lợn luộc hoặc lợn quay

–         Một con gà luộc

–         Bộ tam sên

–          Bánh hỏi

–         Vàng mã

Sau khi đã chuẩn bị xong các vật phẩm tế lễ, gia chủ cần bày ngăn nắp ra một chiếc mâm và bày ở vị trí động thổ mà chuyên gia phong thủy yêu cầu. Sau đó, tiến hành lễ động thổ, khấn lễ và đốt vàng mã theo quy trình.

Cách cúng khởi công công trình

cach cung khoi cong cong trinh

Để cúng khởi công công trình diễn ra thuận lợi, bạn đọc có thể tham khảo quy trình cách cúng khởi công công trình dưới đây:

Chọn ngày giờ đẹp

Trước khi cúng khởi công công trình, việc chọn ngày lành tháng tốt chính là công đoạn đầu tiên. Bạn cần đến gặp các chuyên gia phong thủy, dựa vào năm sinh của chủ đầu tư hoặc phong thủy của đơn vị thi công để tiến hành lựa chọn ngày giờ tốt để cúng khởi công.

Việc chọn ngày đẹp thực hiện lễ khởi công sẽ đảm bảo được tính Vượng sơn phù long tương chủ. Nếu chủ công trình không hợp tuổi động thổ, chúng ta có thể mượn tuổi người phù hợp với trạch chủ và động thổ. Trong trường hợp này, trạch chủ vẫn phải là chủ lễ.

Tiến hành lễ cúng

Khi đã chọn được ngày giờ tốt và chọn được vật phẩm cúng tế. Bạn bố trí tất cả các lễ vật đã chuẩn bị lên một cái bàn hoặc mâm đạt ở giữa của công trình. Nếu động thổ để đào móng nhà thì đặt mâm lễ ở bàn con giữa khu đất cần đào móng. Tiếp đó là đốt 2 chiếc nến ở hai góc và thắp 5 nén nhang.

Trong lễ động thổ, trạch chủ cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự sau đó tiến hành thắp nhang và vái bốn phương, tám hướng và quay lại vào mâm lễ để khấn bái. Nếu chủ thầu công trình có đến dự thì đến vái và cầu mong thợ xây công trình được bình an, công việc thuận lợi. Sau khi cúng và khấn xong, gia chủ tiến hành động thổ tại vị trí đã được xác định sẵn. Cuộc sâu khoảng 30cm ở mỗi vị trí cần động thổ. Bước cuối cùng là hóa vàng và rải ở cung quanh khu vực theo thứ tự rải rượu, trà, nước, gạo và muối. Sau khi tiến hành lễ khởi công, thợ có thể bắt tay vào công việc đào móng, sửa nhà như bình thường.

Một số lưu ý khi động thổ công trình

cung khoi cong cong trinh

Qua cách cúng khởi công công trình nêu trên, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu hơn về quy trình cúng bái và chuẩn bị đồ lễ. Tuy nhiên, trước, trong và sau quá trình cúng lễ, gia chủ cũng cần chú ý một số điểm sau:

–          Rải đều rượu, trà, nước, gạo và muối quanh khu đất nhưng cần giữ lại 3 hũ nhỏ muối, gạo và nước để sau này khi làm lễ nhập trạch sẽ dùng đến thờ cúng táo quân.

–          Nếu mượn tuổi để khởi công thì cần làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất cho người mượn tuổi. Thường sẽ lấy con số bán tượng trưng là 99.000 làm giấy tờ.

–          Trong quá trình động thổ, người mượn tuổi sẽ thay gia chủ làm lễ. Gia chủ cần tránh xa nơi tế lễ khoảng 50m, sau khi hoàn tất lễ mới được quay lại.

–          Trong các kỳ đổ mái tiếp theo, người được mượn tuổi vẫn tiếp tục dâng hương và làm lễ.

–          Trong lễ nhập trạch, người mượn tuổi phải dâng hương, khấn thành để bàn giao nhà cho gia chủ. Sau đó, gia chủ làm giấy tờ để mua lại nhà với 100.000 và khẩn cầu để nhập trạch. Đối với gia chủ dùng tuổi của mình để xây nhà thì không cần lưu ý những điều này.

Hy vọng, qua nội dung bài viết này, bạn đọc đã hiểu hơn về cách cúng khởi công công trình, chuẩn bị lễ vật và cúng tế. Đồng thời, biết một số lưu ý để quá trình cúng động thổ diễn ra thành công, đem đến những điều tốt lành.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *