Trong việc xây nhà hay sửa nhà, làm công trình thì việc cũng động thổ là nghi thức vô cùng quan trọng tại Việt Nam. Việc cúng bái này sẽ có tác dụng giúp quá trình khởi công xây dựng diễn ra suôn sẻ hơn, đồng thời giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong tương lai. Vậy quá trình cúng động thổ diễn ra như thế nào? Nội dung văn khấn lễ động thổ ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những nội dung dưới đây!
Chuẩn bị lễ vật
Bất cứ lễ cúng nào theo dân gian đều cần chuẩn bị các lễ vật, từ việc cúng ông bà tổ tiên, cúng ngày lễ… Việc cũng động thổ cũng không ngoại lệ. Về lễ vật cúng động thổ, bạn cần chuẩn bị những thứ sau đây:
– Bộ tam sinh bao gồm miếng thịt luộc, một quả trứng vịt và một con tôm luộc.
– Một con gà
– Một đĩa xôi ( Có một số vùng sẽ sử dụng bánh chưng)
– Một bát gạo
– Một đĩa muối
– Khoảng một lít rượu trắng, rượu gạo
– Một bát nước
– Thuốc lá, chè
– Quần áo Quan thần linh, mũ và hia, tất cả những thứ này đều màu đỏ và cần thêm một bộ kiếm trắng.
– Bộ đinh vàng hoa
– Vàng tiền khoảng 5 lễ
– Năm cái oản màu đỏ
– Năm quả cau, năm lá trầu hoặc 3 miếng trầu đã têm
– Năm quả hình tròn hay còn gọi là mâm ngũ quả. Mâm này gồm có 5 loại trái cây tùy theo từng vùng miền, tốt nhất nên là những loại quả hình tròn.
– Sử dụng 9 bông hoa hồng màu đỏ để cúng động thổ
– Một đĩa muối gạo
– Có ba hũ nhỏ đựng muối, nước và gạo
Một số thủ tục để làm lễ động thổ
Trước khi đọc bài văn khấn lễ động thổ, gia chủ cần thực hiện một số thủ tục để tiến hành cúng bái. Việc đầu tiên cần làm trước ngày động thổ là chuẩn bị các lễ vật, mời thầy cúng.
Bước 1: Chọn ngày giờ động thổ
– Trước khi đến ngày động thổ, gia chủ cần chọn ngày động thổ và giờ tốt để khởi công bằng cách tìm đến các thầy cúng có kinh nghiệm.
– Theo phong thủy, việc cúng động thổ để xây hoặc sửa nhà vô cùng quan trọng. Vì vậy, cần lựa chọn được ngày lành tháng tốt để động thổ, cầu mong sự bình an sau này cũng như sức khỏe của những người tham gia xây dựng.
– Việc xem tuổi xây nhà khá quan trọng, có một số tuổi trong năm này sẽ phạm phải tam tai, kim lâu hoặc hoang ốc. Vì vậy, cần xem ngày giờ thật kỹ trước khi động thổ.
Bước 2: Chuẩn bị các lễ vật và văn khấn lễ động thổ
– Bạn cần chuẩn bị những đồ dùng cúng lễ đã nhắc đến phía trên sau khi đã chọn được giờ tốt.
– Đặt hết tất cả những lễ vật đã chuẩn bị vào một cái mâm nhỏ, dọn dẹp sạch sẽ mặt bằng nơi cúng bái. Đối với xây nhà thì gia chủ nên chuẩn bị một cái bàn con ở giữa khu đất để tiến hành động thổ.
– Chuẩn bị văn khấn lễ động thổ, gia chủ quần áo sạch sẽ, chỉnh tề và tiến hành cúng động thổ theo sự chỉ dẫn của thầy phong thủy.
– Sau khi đã cúng khấn xong, gia chủ cần tiến hành đốt vàng mã, rải muối gạo và dùng cuốc tự tay động thổ để kết thúc lễ cúng. Riêng với ba hũ nhỏ đựng muối, gạo và nước thì cất đi kỹ càng để đến lễ nhập trạch thì đặt lên bàn thờ cúng táo quân.
Văn khấn lễ động thổ nhà mới
Như đã trình bày, việc động thổ nhà mới không những phải xem ngày, chuẩn bị đầy đủ đồ cũng mà văn khấn cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng. Gia chủ có thể tham khảo các bài khấn của thầy phong thủy hoặc tham khảo bài văn khấn lễ động thổ nhà mới cơ bản nhất qua những hình ảnh dưới đây:
Lời kết
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến việc chuẩn bị lễ cúng động thổ sửa nhà hoặc xây nhà mới. Trong lễ cúng này, việc chuẩn bị các vật phẩm cúng lễ, chọn ngày giờ cúng dựa theo phong thủy và quy trình cúng, khấn vô cùng quan trọng. Hy vọng, những thông tin này đã giúp bạn đọc hiểu hơn về văn khấn lễ động thổ ở Việt Nam, đồng thời tìm hiểu được về văn khấn lễ động thổ để sử dụng cho gia đình trong trường hợp cần thiết.